27 tháng 9, 2020

CÁCH CAI OXY CHO TRẺ SINH NON

 

CÁCH CAI OXY CHO TRẺ SINH NON TẠI NHÀ

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

Trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có bệnh lý về phổi sau một thời gian điều trị tại viện thường được xuất viện khi tình trạng hô hấp đã ổn. Một số bé sau một thời gian điều trị mặc dù không cần sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc đặc trị nhưng vẫn còn phụ thuộc vào oxy nồng độ cao. Các bé này sau một thời gian cai oxy tại viện nếu tình trạng cai kéo dài và không còn bệnh lý nào thì sẽ được bác sĩ chỉ định ra viện để cai oxy tại nhà. Việc này giúp tránh nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện, đồng thời giảm thiểu chi phí, viện phí cho các gia đình.

Khi bé được bác sĩ chỉ định cho về nhà cai oxy thì cách cai oxy cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào là một câu hỏi thường trực và khiến cho khá nhiều bố mẹ băn khoăn, mất công tìm kiếm và có được rất ít thông tin hữu dụng, thực tế. Vì vậy, với bài viết này, chúng tôi mong muốn đưa đến những thông tin, phương cách chính xác nhất trong việc cai oxy cho bé tại nhà, giúp phần nào giảm được một phần lo lắng cho các gia đình.

Điều đầu tiên, trong thực tế có rất nhiều trẻ sinh non hoặc sơ sinh có bệnh lý về phổi được chỉ định cai oxy tại nhà nên bố mẹ không nên quá lo lắng khi nghe được thông báo này từ bác sĩ. Bài chia sẻ dưới đây sẽ gồm 2 mục: PHƯƠNG TIỆN CẦN CHUẨN BỊ - CÁCH CAI OXY TẠI NHÀ.

I.                    CHUẨN BỊ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ CAI OXY CHO BÉ TẠI NHÀ

1/ MÁY THEO DÕI NỒNG ĐỘ OXY TRONG MÁU MONITOR SPO2

Máy monitor là thiết bị y tế chuyên dụng đo nồng độ oxy trong máu cho trẻ sơ sinh được sử dụng tại khoa sơ sinh và hồi sức tích cực trên rộng khắp các bệnh viện: Vinmec, Sản C, Sản Hà Nội, Nhi Trung ương,  bệnh viện Nhi đồng… Các gia đình đã có con nằm tại các bệnh viện này đặc biệt là Nhi Trung ương sẽ quen thuộc với chiếc máy này.

Với khả năng đo nồng độ oxy cực nhậy chuyên dụng cho trẻ sinh non, máy sẽ giúp bố mẹ nhận biết nồng độ oxy trong máu của các bé để điều chỉnh nồng độ oxy phù hợp cho con, từ đó có thể giảm dần được lượng oxy từ máy tạo oxy/bình oxy. Nếu không có máy theo dõi SpO2 thì gia đình sẽ rất khó trong việc điều chỉnh nồng độ oxy phù hợp cho bé vì nguyên tắc cai oxy cho trẻ là LUÔN DUY TRÌ MỨC SpO2 CHO TRẺ QUANH MỨC 93 – 98 NHƯNG VỚI ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP LƯỢNG OXY TỪ MÁY TẠO OXY/BÌNH OXY THẤP NHẤT CÓ THỂ.

Máy Monitor được cài đặt chế độ báo động khi nồng độ oxy trong máu của bé xuống thấp dưới ngưỡng cho phép, giúp gia đình điều chỉnh lại lượng oxy phù hợp mà không cần theo dõi 24/24 giúp bố mẹ và gia đình có thêm thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt là ban đêm. Trong trường hợp bé vẫn đang hô hấp với oxy nồng độ cao tương ứng với mức ở viện mà mà máy thường xuyên báo động, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh lý viêm phổi hoặc viêm phế quản, gia đình cần theo dõi và đưa bé đi khám nếu cần.

THUÊ VÀ MUA MÁY MASIMO CÁC GIA ĐÌNH CÓ THỂ LIÊN HỆ THEO SĐT: 0972996685

CÓ CHI NHÁNH Ở HÀ NỘI VÀ TP HỒ CHÍ MINH, ĐỒNG THỜI HỖ TRỢ CHUYỂN PHÁT ĐẾN CÁC TỈNH THÀNH.

Máy Monitor Nellcor Covidien và máy Masimo


2/ MÁY TẠO OXY

Đây là thiết bị không thể không có trong việc cai oxy tại nhà cho bé. Một chiếc máy tạo oxy sẽ giúp tạo oxy tinh khiết liên tục để cung cấp lượng oxy cần thiết cho bé hô hấp. Với máy tạo oxy gia đình có thể điều chỉnh nồng độ oxy phù hợp và giảm dần nồng độ oxy cho con nhưng vẫn đảm bảo nồng độ oxy trong máu (chỉ số Sp02) của con được bình thường.

Việc cai oxy cho bé bằng bình oxy sẽ rất nhiều hạn chế và bất tiện vì dung tích oxy trong bình thường không lớn chỉ đủ để sử dụng trong một hai ngày. Sau khi bình bị hết oxy thì  gia đình cần đi thay bình oxy như đi thay bình ga. Như vậy sẽ cần phải mua ít nhất 2 bình để luân phiên nhau trong quá trình đi thay bình oxy, ngoài ra sẽ mất rất nhiều công sức, thời gian. Ngoài ra việc sử dụng bình oxy vẫn luôn tiềm tàng các nguy cơ cháy, nổ, gây nguy hiểm.

Hầu hết các bé được chỉ định cai oxy tại nhà sẽ cai thành công trong khoảng thời gian 1-2 tháng. Vì vậy bố mẹ nên thuê máy tạo oxy để tiết kiệm chi phí so với việc mua máy.

ĐỂ THUÊ MÁY TẠO OXY, CÁC GIA ĐÌNH CÓ THỂ LIÊN HỆ THEO SĐT 0972996685

MÁY MỚI - CHẤT LƯỢNG CAO VỚI CÔNG NGHỆ CỦA ĐỨC – MỨC GIÁ HỖ TRỢ CHO TRẺ SINH NON

3/ BÌNH OXY

Việc cai oxy lâu dài tại nhà cần sử dụng máy tạo oxy do lượng oxy không giới hạn mới đáp ứng đủ nhu cầu cai oxy tại nhà cho bé. Tuy nhiên bố mẹ vẫn cần mua hoặc thuê cho con một bình oxy mini để chuẩn bị oxy cho con trong những khoảng thời gian ngắn như khi di chuyển từ bệnh viện về nhà, cho trẻ đi khám hoặc khi mất điện.

Tuy nhiên, gia đình nên để bình oxy ở một khu vực khác khu vực trẻ nằm. Tốt nhất là nơi thoáng khí, tránh nguồn lửa, nguồn điện và hơi nóng.

4/ MỘT SỐ THIẾT BỊ KHÁC NÊN CÓ

Các bé sinh non, sơ sinh có bệnh lý phổi cần cai oxy ở nhà có sức đề kháng kém nên trong giai đoạn đầu tiên khi con mới về nhà, để phòng tránh bệnh cho con bố mẹ nên chuẩn bị một số điều kiện sau:

Không gian sạch sẽ, thoáng đáng. Vào những ngày thời tiết quá ô nhiễm hoặc nồng độ bụi quá cao, bố mẹ có thể mua hoặc thuê máy lọc không khí để đảm bảo không khí trong lành bảo vệ hệ hô hấp non yếu của trẻ, giúp con hạn chế các bệnh hô hấp.

Thời tiết nóng khi bật điều hòa nhiệt độ cần lưu ý tránh gió điều hòa hay gió quạt phả trực tiếp vào bé khiến bé bị nhiễm lạnh gây bệnh viêm họng, viêm phổi, phế quản… Khi sử dụng điều hòa nhiệt độ, không khí thường bị khô có thể ảnh hưởng đến mũi họng, hô hấp của trẻ. Bố mẹ có thể mua một chiếc nhiệt ẩm kế (giá rất rẻ) để đo độ ẩm trong phòng và máy phun sương tạo độ ẩm nếu thấy độ ẩm không khí trong phòng quá thấp.

Thời tiết lạnh gia đình nên chuẩn bị máy sưởi dầu cho bé hoặc điều hòa nóng để bé luôn trong trạng thái ấm áp. Máy lọc không khí cũng là một lựa chọn nên có.

Ngoài ra nhiệt kế đo trán cũng rất cần thiết để đo thân nhiệt cho bé giúp phát hiện sớm những biểu hiện sốt của bé. Việc đo thân nhiệt cũng giúp bố mẹ nhận biết tình trạng nóng, lạnh của bé để điều chỉnh lượng quần áo và nhiệt độ phòng phù hợp.

II.                  CÁCH CAI OXY CHO BÉ TẠI NHÀ:

Nguyên tắc để cai oxy cho trẻ là giảm dần lượng oxy nồng độ cao cung cấp vào cho trẻ nhưng vẫn duy trì được chỉ số SpO2 cho trẻ ở ngưỡng từ 93 – 98 (Đây là mức khuyến cáo thông thường, áp dụng cho hầu hết các bé sinh non về cai oxy ở nhà. Ngoại trừ một số trường hợp bệnh lý hoặc trẻ xơ phổi nặng, phụ thuộc oxy nhiều và quá lâu thì có thể ở mức thấp hơn)

Đầu tiên gia đình sẽ giảm dần trên van (bi) từ 0.7 - 0.5 – 0.3 – 0.2 theo thời gian. Với mỗi nấc giảm có thể cách nhau từ 3 –  5 cho đến 10 ngày, tùy thuộc vào khả năng thích nghi nhanh hay chậm của từng bé. 

LƯU Ý: Sau khi giảm oxy trên van, chỉ số SpO2 của trẻ phải duy trì được thường xuyên trong ngưỡng 93 – 98.

Giai đoạn tiếp theo là sau khi đã điều chỉnh lượng oxy tối thiểu trên van (bi) thì chuyển sang việc để xa dần gọng oxy khỏi đường hô hấp của trẻ. Thay vì đặt gọng trực tiếp vào 2 lỗ mũi thì di chuyển gọng ra vùng cánh mũi. Sau một vài ngày có thể chuyển đến gần vùng miệng và tiếp theo chuyển đến vùng cổ, ngực và cuối cùng là bỏ hẳn oxy nồng độ cao khỏi trẻ, để trẻ hô hấp tự nhiên.

Thời điểm đầu, việc bỏ hẳn gọng oxy khỏi ngực của bé nên được thực hiện ngắt quãng, cho đến khi bé hoàn toàn không còn phụ thuộc vào oxy nồng độ cao nữa.

Như vậy quá trình cai oxy của bé đã thành công. Quá trình này có thể diễn ra từ 2 tuần cho đến 3-4 tháng (đôi khi có trường hợp lâu hơn)…tùy vào thể trạng của từng bé.

Để quá trình cai oxy diễn ra nhanh hơn bố mẹ nên chú ý nâng cao thể trạng, cân nặng, sức đề kháng cho bé bằng những sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng chất lượng tốt.

Chúc các bé nhanh chóng cai được oxy và luôn mạnh khỏe!

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188




01 tháng 8, 2018

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH NON TẠI NHÀ

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SINH NON TẠI NHÀ


💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

Trẻ sinh non với cơ địa yếu, nhạy cảm và đôi khi là chưa hoàn thiện nên đối mặt với rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là các bé sinh cực non, sinh dưới 32 tuần tuổi. Trong giai đoạn ở viện mặc dù bố mẹ mệt mỏi, ngược xuôi để chăm con nhưng vẫn còn khá yên tâm vì có đội ngũ bác sĩ, y tá, trang thiết bị. Đến khi bé được về nhà ngoài niềm vui sướng hạnh phúc của cả gia đình thì cũng kèm theo nhiều lo lắng, bỡ ngỡ khi phải chăm sóc một thành viên đặc biệt bé nhỏ.

Với kinh nghiệm và trải nghiệm khi phải chăm con sinh cực non hơn 26 tuần tuổi và cân nặng 800gr, mình xin chia sẻ những điều dưới đây mong phần nào giúp các gia đình có con sinh non có thêm được thông tin tham khảo để yên tâm khi đón bé về nhà, giúp con khỏe mạnh và bắt kịp các bạn đủ tháng.

CHUẨN BỊ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO BÉ KHI VỀ NHÀ


Máy theo dõi nồng độ oxy trong máu Masimo 
Với kinh nghiệm chăm sóc con sinh non ở nhà mình thấy rất khó khăn trong việc theo dõi cơn ngưng thở, tím tái. Trải qua giai đoạn đầu khi đón con về, cả nhà lo lắng theo dõi sắc mặt của con mà nhiều lúc không chắc con có đang bị tím tái hay không? Đặc biệt ban đêm rất mệt mỏi và căng thẳng vì bố mẹ phải thay nhau thức canh đề phòng khi con có cơn ngưng thở còn búng khóc hay xử lý kịp thời.

Thực tế mình cũng đã gặp trường hợp gia đình quá mệt nên ngủ quên hoặc chỉ một chút lơ là như đi tráng rửa bình sữa...và đúng lúc con bị cơn ngưng thở kéo dài trên 3 phút gây chết não, gia đình vội đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng không giữ được bé hoặc não bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân chỉ vì bé có cơn ngưng thở tím tái mà không ai biết để xử lý, kích thích cho bé thở lại.

Vì thế để đảm bảo an toàn cho con, giảm bớt căng thẳng cho gia đình và mẹ đỡ bị nguy cơ mất sữa do thức đêm nhiều, các gia đình khi đón con về nhà nên có máy Monitor chuyên dụng để theo dõi nồng độ oxy và nhịp tim trẻ sinh non được dùng phổ biến trong các viện như Nhi Trung Ương, Sản Trung Ương, Sản Hà Nội, Vinmec, Nhi Đồng I, II, Từ Dũ… Đặc biệt các mẹ phải chăm con sinh non trực tiếp trong viện Nhi Trung Ương chắc không xa lạ gì với máy này vì được trực tiếp sử dụng theo dõi cho con trong viện.

THUÊ VÀ MUA MÁY bố mẹ có thể liên hệ theo SĐT  0972 996 685
Có cả ở HÀ NỘI và TP HỒ CHÍ MINH
LƯU Ý: Các gia đình ở các tỉnh vẫn có thể thuê máy về vì bé sinh non thường sẽ có 2 - 4 lịch tái khám lại tại bệnh viện. Khi nào bé không cần theo dõi máy nữa và đến lịch tái khám thì các gia đình có thể đem máy lên theo để gửi lại hoặc gửi đến bằng nhiều cách khác.

Thông tin thêm và công dụng của máy các bạn xem thêm tại BÀI VIẾT NÀY.
Chỉ số nồng độ oxy trên máy biểu hiện tình trạng hô hấp của bé, nếu chỉ số xuống thấp dưới chuẩn sẽ có tín hiệu báo động, đảm bảo an toàn cho con trước cơn ngưng thở tím tái. Ngoài ra các bé sinh non trong giai đoạn đầu thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe phải đi khám hoặc nặng hơn là cấp cứu, khi đó có thể đem theo máy trong quá trình di chuyển và chờ đợi vì máy có pin bên trong.

Một điều quan trọng nữa là theo dõi tình trạng oxy của bé qua máy sẽ giúp phát hiện sớm viêm phổi khi tần suất số lần báo động đột nhiên tăng lên so với bình thường, chỉ số nồng độ oxy liên tục xuống thấp và không ổn định. Trộm vía nhờ máy này nhà mình đã phát hiện sớm bé có vấn đề về hô hấp để đưa đi khám và nhập viện vì con bị chớm viêm phổi.


Máy Monitor Nellcor Covidien và máy Masimo

Các bạn có thể thấy các bé sinh non được theo dõi bằng máy monitor trong phóng sự "Nơi giành giật sự sống cho trẻ sinh non tại viện Sản Trung Ương" dưới đây:



KHÔNG GIAN, MÔI TRƯỜNG GIÚP TRẺ SINH NON THIẾU THÁNG TRÁNH BỆNH TẬT


Không gian sạch sẽ, thoáng đãng: Vệ sinh phòng sạch sẽ trước khi cho bé về nhà, bỏ hết khỏi phòng những đồ có thể bám bụi hoặc nấm mốc như thú bông, sách, thảm…để hạn chế dị nguyên trong không khí, tránh các nguy cơ về sức khỏe và đặc biệt là hệ hô hấp. Vệ sinh lọc gió điều hòa cũng là bước không thể bỏ qua.

Một số đồ dùng nên có: Để đảm bảo cho bé điều kiện tốt nhất thì bố mẹ nên chuẩn bị một số vật dụng dưới đây, mình sẽ đề cập đến từng vật dụng trong từng tình huống hoặc hình thái thời tiết:
- Nhiệt ẩm kế: Có thể mua ở các cửa hàng bán đồ mẹ và bé, loại TANITA TT-513 của Nhật giá khoảng 200k, bền và chính xác. Bố mẹ nên treo ở gần khu vực bé nằm.
- Đèn sưởi Halogen
- Máy phun sương tạo ẩm; Máy hút ẩm trong không khí.

Điều hòa để bao nhiêu độ? Nhiệt độ điều hòa được các bác sĩ khuyên là mùa hè nên để ở mức 27-28 độ, mùa đông 23-25 độ. Bố mẹ lưu ý tránh gió trực tiếp từ máy điều hòa vì rất dễ gây viêm họng và phế quản cho bé. Điều chỉnh hướng gió ra xa, chọn mức gió nhỏ, đặt bé nằm khu vực ngay dưới điều hòa là ít gió nhất. Nếu bật quạt thì cho quay vào tường và thoảng gió ra phía bé.
Vào mùa đông nếu không có điều hòa nóng thì có thể dùng máy sưởi dầu cũng tốt với đặc điểm không làm khô như điều hòa và đốt không khí như đèn halogen.


Đèn halogen giúp bổ sung nguồn ấm nhanh: Với ưu điểm là làm nóng nhanh nên rất phát huy tác dụng trong mùa thu đông khi cần nguồn ấm nhanh như thay bỉm, thay quần áo hoặc bổ sung nguồn ấm lúc tắm để đảm bảo bé không bị lạnh và giảm thân nhiệt đột ngột. Ngoài ra dùng để hơ ấm và làm khô hẳn quần áo trước khi mặc. Lưu ý các bố mẹ tránh để đèn halogen quá gần bé nhé.

Kiểm soát tốt độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí quá cao (trên 80%) hoặc quá thấp (dưới 45%) sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ sinh non vì cơ địa nhạy cảm. Độ ẩm thấp dưới 40% rất dễ làm bé bị viêm họng. Mức ẩm không khí tốt nhất đảm bảo ở mức 50% - 65%. 
Khi chạy điều hòa liên tục độ ẩm sẽ xuống thấp, một máy phun sương tạo ẩm là rất cần thiết. Tốt nhất là nên dùng nước sôi để nguội và nhớ vệ sinh máy thường xuyên. Bố mẹ nên tránh để máy ở gần bé, có thể là giữa phòng và trên cao một chút để hơi ẩm tỏa đều. 
Với những bé sinh non ra viện vào những tháng nồm ẩm thì độ ẩm 80% – 95% sẽ rất bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Trong điều kiện thời tiết này bật điều hòa để hút ẩm rất khó. Bật chế độ nóng thì không được mà bật chế độ hút ẩm thì phòng sẽ rất lạnh. Khi đó máy hút ẩm sẽ là cứu cánh cho kiểu thời tiết khó chịu này.


Đảm bảo không khí được trong lành: Ngoài việc vệ sinh phòng ốc, lọc gió điều hòa sạch sẽ trước khi đón bé về thì nếu có thể bố mẹ nên chuẩn bị một máy lọc không khí. Để đảm bảo không khí trong phòng luôn sạch sẽ, hạn chế các dị nguyên, phấn hoa, bụi bẩn...là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm họng, viêm phế quản, phổi cho trẻ. 

LÀM SAO ĐỂ BÉ ĐƯỢC NẰM THOẢI MÁI NHẤT?


Để giảm stress cùng các nguy cơ nhiễm lạnh, nôn trớ thì việc thiết kế một chỗ nằm cho bé thật thư giãn, đem lại cảm giác an toàn như trong bụng mẹ là rất quan trọng, bố mẹ tham khảo một số cách rất hiệu quả dưới đây nhé:
Cuốn ổ cho bé: Trẻ sơ sinh đặc biệt là sinh non, sinh thiếu tháng và nhẹ cân thường rất dễ tụt thân nhiệt. Vì thế việc ủ ấm là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra phương pháp này còn giúp bé duy trì ổn định nhịp thở, nhịp tim. 
Các mẹ lấy một khăn tắm to loại lớn, cuộn lại rồi quấn tròn tạo ổ, đây là phương pháp được áp dụng trong viện từ khi các bé còn nằm trong lồng ấp để mô phỏng như trong bụng mẹ. Thường các mẹ chăm con trong viện cũng được các cô y tá hướng dẫn cuốn ổ.
Video hướng dẫn để các bố mẹ làm theo nhé: https://www.youtube.com/watch?v=rTS7-T6vX6g&feature=youtu.be

Thiết kế chiếc giường dốc: Trẻ sinh non hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên tình trạng ọc sữa, trớ vọt là khá thường xuyên. Khi trẻ nằm trong lồng ấp có đệm điều chỉnh được độ dốc để giảm thiểu việc nôn trớ, đồng thời cũng là tư thế thoải mái giúp bé dễ hô hấp hơn. Các bố mẹ nếu kiếm mua được thì tốt nhất, nếu không có thể tự kê chăn, đệm và lót miếng cứng bên dưới thành một chiếc đệm nhỏ có độ dốc 35 – 45 độ để đặt bé.

Chiếu nhỏ và khăn lót lưng phòng tránh viêm phế quản: Trẻ nằm nhiều rất dễ bị nóng và ra mồ hôi lưng gây ướt áo, nếu không để ý mồ hôi sẽ ngấm ngược gây lạnh và viêm phế quản. Các mẹ nên lót một chiếc khăn xô mỏng đến khi ẩm thì thay ra. Tránh mỗi lần như vậy lại phải thay áo thì trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh và bản thân bé cũng không thoải mái với việc đó. Ngoài ra thì bố mẹ có thể mua một chiếc chiếu nhỏ trải lên đệm để bé nằm được thông thoáng hơn.

Gối cho trẻ sinh non: Chiếc gối nhỏ lõm ở giữa hơi nâng cổ và đầu sẽ rất tốt cho trẻ sinh non. Khi trẻ nằm gối nâng cổ thì đường thở không bị ép và gấp lại và tạo một đường thẳng thông thoáng giúp hô hấp dễ hơn. Mình có thực nghiệm bằng máy đo nồng độ oxy Masimo thì khi cho bé nằm gối nồng độ oxy trong máu sẽ cao hơn từ 3% đến 7%.

Màn chụp chống muỗi phát huy nhiều tác dụng: Ngoài công dụng tránh muỗi cho bé thì màn chụp cũng rất hữu ích khi cần tránh gió và giữ ấm, nếu chưa đủ kín thì bố mẹ có thể phủ một lớp khăn mỏng lên một phần màn chụp.

PHÒNG TRÁNH VÀ CÁCH LY BỆNH CHO TRẺ SINH NON


Nhiệt kế đo trán: Nhiệt kế loại đo trán sẽ rất hữu ích vì các bé thường ngọ nguậy rất khó dùng loại kẹp nách. Bố mẹ nên kiểm tra thân nhiệt thường xuyên để biết bé có bị nóng, lạnh hoặc sốt hay không. Nếu trên 38 độ sau khi nới bớt quần áo ra mà nhiệt không thấy xuống thì cần lưu ý theo dõi chặt chẽ xem trẻ có phải bị sốt không. Nếu dưới 36.5 độ thì phải ủ ấm gấp vì bé đang bị tụt thân nhiệt. Nhà mình dùng loại Microlife FR1DZ1 bền và chính xác, giá khoảng 600k-700k.

Một lọ cồn diệt khuẩn là rất cần thiết: Trẻ sinh non và đặc biệt sinh cực non phải được cách ly tốt trước các vi khuẩn, vi trùng, bụi bẩn, ẩm mốc. Bố mẹ phải gắng đảm bảo được điều này rồi dần dần đề kháng của con tốt lên thì mới có thể săm sưa được. Bất kỳ ai trước khi chăm sóc, cho ăn hoặc bế ẵm bé đều phải sát khuẩn tay để đảm bảo vô trùng. Các mẹ để ý khi ở viện trước khi thăm khám cho trẻ thì các bác sĩ, y tá đều vệ sinh bằng một lọ cồn rửa tay để vô trùng, phòng tránh bệnh cho trẻ.

Cách ly cho trẻ: Bé mới về nhà sẽ nhiều người đến thăm nhưng tốt nhất là nên cách ly và hạn chế cho mọi người vào. Đừng vì cả nể mà sẽ khiến trẻ gặp nhiều nguy cơ. Do người lớn, trẻ em quần áo bụi đường sẽ rất nhiều vi khuẩn, chưa nói có thể có sẵn vi khuẩn trong cơ thể. Với những ai chăm sóc bé trực tiếp thì khi đi ra ngoài về phải thay quần áo sạch sẽ mới vào phòng.

Khăn xô quấn cổ và nước muối sinh lý phòng viêm mũi, họng rất hiệu quả: Một chiếc khăn xô quấn cổ 24/7 để đảm bảo cổ bé luôn được giữ ấm tránh viêm họng và ho. Bố mẹ nên nhỏ nước muối vào mũi cho trẻ một ngày vài lần để phòng tránh viêm mũi họng. Ngoài dùng nước muối sinh lý thường bán ở các hiệu thuốc thì có thể dùng nước muối biển của Pháp như Phisiologica, Physiodose sẽ rất tốt.

Máy tiệt trùng bình sữa: Hệ tiêu hóa của trẻ sinh non còn non yếu và dễ mắc phải các vấn đề về tiêu hóa vì vậy để đảm bảo thì bố mẹ nên tiệt trùng cho các vật dụng ăn uống của con. Nhưng mỗi lần như vậy sẽ phải luộc đồ và rất mất thời gian. Trong khi bé thì cứ hai, ba tiếng ăn một lần. Do vậy theo mình máy tiệt trùng bình sữa rất cần thiết. Nhà mình dùng loại Fatz của Hàn Quốc, giá tiền vừa phải, chất lượng chấp nhận được.

VẤN ĐỀ DINH DƯỠNG, CÂN NẶNG VÀ NÔN TRỚ


Chọn sữa cho bé: 
Sữa Similac Human Milk Fortifier của Abbott: Có thể nói đây là loại sữa đầu bảng cho trẻ sinh non và chỉ pha được với sữa mẹ. Sản phẩm dạng bột, chia thành các gói, hòa tan để tăng cường năng lượng và chất lượng của sữa mẹ. 
Theo như một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng protein và khoáng chất của sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu đang phát triển của trẻ non tháng. Những thiếu hụt này đặc biệt  ở trẻ sinh non <1500 g và sinh cực non <1000 g với nhu cầu protein và khoáng chất cao nhất cho sự tăng trưởng. Ví dụ như canxi và phốt pho bổ sung cần thiết để ngăn ngừa loãng xương hoặc nhu cầu bổ sung vitamin D, sắt, chất điện giải, vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết.
Sữa Similac Human Milk Fortifier là dòng sữa chuyên biệt cho vấn đề này, được nhiều bác sĩ chuyên khoa sơ sinh các viện khuyên dùng cho các bé sinh non, cực non vì cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, đưa đến những cải thiện về cân nặng, chiều dài, tăng trưởng chu vi vòng đầu và cải thiện khoáng hóa xương nhanh chóng, cũng như trí não ở trẻ sinh non tháng.
Bé nhà mình được bác sĩ viện Nhi TW, Vinmec hướng dẫn dùng và mình đánh giá cao loại sữa này về phát triển cân nặng, đề kháng cho bé sinh non. Lưu ý sữa chỉ dùng khi con đạt được mốc cân nặng 3,6kg.

Mua sữa này các bạn có thể vào website: https://similachumanmilkfortifier.com/

Cho trẻ sinh non ăn như thế nào? Trẻ sinh non thường hệ tiêu hóa còn kém nên phải chia nhỏ bữa ăn. Trong giai đoạn ăn xông (sonde) thì mỗi lần ăn chỉ nên khoảng 15ml - 25ml, sau vài tháng bé khá hơn thì 3 tiếng ăn một lần bất kể ngày đêm và lượng sữa phụ thuộc vào cân nặng của từng bé. 

Một lưu ý quan trọng là trẻ sinh non thường sẽ có lực hút kém, bố mẹ nên cắt một lỗ nhỏ khoảng 0.5mm ở đầu núm vú để trẻ dễ bú hơn. Tránh bị sặc và bé không bị bú quá nhiều hơi vào bụng thì bố mẹ nên dùng bình chống sặc của Dr Brown. Núm vú mình dùng loại cao su tự nhiên của NUK, rất mềm nên bé sinh non dễ bú.
Nếu bị sặc thì các bố mẹ phải biết cách xử lý tình huống tránh để vào tình trạng nguy hiểm.
Video hướng dẫn cách cấp cứu khi bé sặc sữa: https://www.youtube.com/watch?v=S2Gz7B9VgfI

Hạn chế nôn trớ cho bé: Sau khi trẻ bú xong vì sinh non hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh dẫn đến rất hay bị trớ và đầy hơi. Bố mẹ phải vỗ ợ hơi bằng cách bế bé lên, đầu để ngả lên vai, một tay đỡ mông, một tay khum lại rồi vỗ nhẹ vào lưng đến khi bé ợ hơi mới đặt cho nằm. Khâu ợ hơi này đòi hỏi bố mẹ phải kiên nhẫn, có trẻ ợ ngay, có trẻ phải 15 phút. Nếu trẻ nào nhiều hơi thì ăn được một nửa bố mẹ nên vỗ cho ợ hơi rồi mới ăn tiếp nhé.
Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi: https://www.youtube.com/watch?v=zlDirfaYCsA

Kiểm soát cân nặng và chiều dài của bé: Bé sinh non với cân nặng rất thấp so với các trẻ sinh thường, đặc biệt trẻ sinh cực non nhiều bé chỉ dưới 1 kg nên kiểm soát tốt việc tăng cân hàng ngày, hàng tuần của bé là rất quan trọng để đánh giá sức khỏe, hướng dinh dưỡng có đúng hay không. Thời điểm cân nên giống nhau giữa các ngày và tốt nhất là vào buổi sáng. Với bé sinh non thì tiêu chuẩn một ngày tăng ít nhất là 30gr đến 50gr. Nếu dưới hai mốc này thì bố mẹ phải xem xét tăng chế độ ăn hoặc nghi vấn con có đang bị ủ bệnh gì không nhé. 
Ngoài ra thì bố mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi chiều cao cho con để so sánh với chuẩn chung và làm cơ sở để bác sĩ dinh dưỡng khám và cân nhắc có cần bổ sung vi chất gì không. Chiều dài tăng từ 0.5-0.7cm/tuần là đạt chuẩn.

Theo dõi phân và nước tiểu hàng ngày: Bố mẹ nên theo dõi và biết được phân và nước tiểu của con bình thường sẽ như thế nào, số lần ra sao. Thực ra việc này khá khó vì mỗi bé một dạng khác nhau nên mình chỉ ra được các vấn đề cơ bản nhất như khi số lượng thay đổi quá nhiều hoặc phân có mùi chua, khẳm, nước tiểu đục thì phải cân nhắc cho đi khám.

GIÚP CON SINH NON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ TRÁNH CÁC NGUY CƠ VỀ SỨC KHỎE


Ấp Kangaroo phương pháp kỳ diệu: Với trẻ sinh non và trẻ nhẹ cân, phương pháp ấp Kangaroo rất hiệu quả để bé cảm nhận được hơi ấm và tình yêu thương của cha mẹ, giúp trẻ ngủ yên, kiểm soát tốt nhiệt độ cơ thể, giảm các cơn tím tái ngưng thở, ổn định nhịp tim và giảm tỉ lệ tử đột tử ở trẻ sơ sinh… Phương pháp này được ứng dụng trên toàn thế giới và đã được chứng minh qua nhiều phép màu. Có trường hợp bé sinh non tưởng chừng đã không giữ được nhưng khi được mẹ ấp theo phương pháp Kangaroo đã dần hồi tỉnh và thoát cơn hiểm nghèo.
Hướng dẫn ấp Kangaroo cho trẻ sinh non:https://www.youtube.com/watch?v=88CiEqn1kWw

Matxa cho bé hằng ngày sau tắm: Matxa bằng cách tiếp xúc, vuốt ve để tăng lưu thông khí huyết cho con, giúp con tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa làm tăng cân, ngủ tốt… đồng thời bé và bố mẹ cùng cảm nhận được mối gắn kết thiêng liêng. 
Bố mẹ lưu ý không nên matxa khi bé còn no, thời điểm tốt nhất là sau khi tắm cho bé. Xoa nắn toàn bộ cơ thể, động tác nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái. Để ý biểu hiện để biết trẻ thích hay không thích động tác nào, tránh những lúc bé đang cáu kỉnh hoặc đang không được khỏe. 

Tập vật lý trị liệu cho bé: Trẻ sinh non thường nhiều nguy cơ về nhược cơ, chậm vận động, vì vậy vật lý trị liệu rất tốt cho việc phát triển vận động của bé. Các bạn có thể tham khảo clip hướng dẫn một số động tác vật lý trị liệu đơn giản để bố mẹ có thể tự làm cho bé ở nhà do bác sĩ tại khoa phục hồi chức năng làm cho bé nhà mình tại đây.

Cân nhắc giữa việc được và mất khi tắm nắng cho trẻ sinh non: Tắm nắng cho bé phải hết sức cẩn thận do bé sinh non thường rất nhạy cảm. Các bố mẹ nên chọn thời điểm trước 8h sáng, quấn khăn bông che chắn cẩn thận và phơi nắng từng bộ phận, đầu tiên là chân rồi đến mông, lưng và ngực. 
Bố mẹ cũng phải tùy vào sức khỏe của từng bé, đặc biệt với các bé sinh cực non dưới 6 tháng tuổi phải rất cẩn thận nếu không rất dễ bị viêm phế quản. Vitamin D để hấp thu canxi đã có thể bổ sung bằng đường uống và là lời khuyên của hầu hết bác sĩ hiện nay cho các bé sinh non, thay cho việc tắm nắng nhiều rủi ro.

Âm nhạc, tình yêu thương giúp bé và cha mẹ cùng vượt qua giai đoạn thử thách: Nhạc cổ điển của các thiên tài âm nhạc như Mozart, Vivaldi, Bethoven…nhẹ nhàng, êm dịu rất tốt cho sự phát triển trí não, vận động, khả năng giao tiếp cũng như giúp việc tiêu hóa của trẻ tốt hơn. Có thể mở cả ngày kể cả khi bé ngủ với âm lượng vừa phải.

Ngoài ra bố mẹ thường xuyên chơi cùng con, giao tiếp bằng mắt, nói chuyện, hát ru những giai điệu ấm áp để con cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ. 
Bằng những hoạt động như trên không những giúp cho con phát triển toàn diện để bắt kịp trẻ thường mà còn là liệu pháp tâm lý cho chính bố mẹ và những người thân trong gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn và khi bé mới về nhà và cả những khoảng thời gian sau đó.

Với những điều chia sẻ trên đây mình mong muốn phần nào giúp được các gia đình có con sinh non yên tâm khi đón bé về nhà và thêm kinh nghiệm chăm sóc, bảo vệ con trước những nguy cơ, để con luôn mạnh khỏe và thông minh!

Chúc bé và các bạn luôn mạnh khỏe!
Minh An

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

         


Lưu ý nếu đăng lại thì ghi rõ nguồn giúp mình. Chân thành cảm ơn!

tre sinh non

01 tháng 6, 2018

KIỂM SOÁT CƠN NGƯNG THỞ, TÍM TÁI CHO TRẺ SINH NON TẠI NHÀ - MÁY MONITOR SPO2

MÁY THEO DÕI NỒNG ĐỘ OXY VÀ NHỊP TIM CHO TRẺ SINH NON


ĐỂ AN TOÀN KHI CHĂM BÉ SINH NON TẠI NHÀ

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

Với kinh nghiệm chăm sóc con sinh non ở nhà mình thấy rất khó khăn trong việc theo dõi cơn ngưng thở, tím tái của con. Trải qua giai đoạn đầu khi đón con về, cả nhà căng thẳng lo lắng theo dõi sắc mặt của con mà nhiều lúc cũng không chắc con có đang bị tím tái hay không? Chưa kể ánh đèn vàng, đèn tuýp... khác nhau cũng rất khó để phân biệt và đặc biệt ban đêm thì càng mệt mỏi!

Thực tế mình cũng đã biết có gia đình bố mẹ quá mệt nên phải nhờ người nhà trông hộ, nhưng rồi người nhà cũng mệt và ngủ quên. Trong đêm bé bị cơn ngưng thở kéo dài gây chết não, gia đình vội đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng không giữ được bé. Nguyên nhân chỉ vì có cơn ngưng thở mà không ai biết để xử lý, kích thích để bé thở lại.

Nhà mình có lần con bị cơn ngưng thở mà bác giúp việc không biết, đến khi tím tái nặng phải búng khóc mới giúp con qua cơn nguy hiểm. Cả nhà được phen sợ và hoảng thực sự. Bố ban ngày ra thì vẫn phải đi làm, mẹ thức đêm nhiều thì mất sữa mà cũng không dám nhờ ai vì sợ ông bà hay người giúp việc không có kinh nghiệm theo dõi sắc mặt và nhân trung của con khi có dấu hiệu tím tái, ngưng thở. 
Từ đó nên mình quyết tìm máy theo dõi oxy giống như trong viện mà các con được theo dõi liên tục 24/7 để đảm bảo an toàn sinh mạng của con. Các bạn có thể thấy trong phóng sự Nơi giành giật sự sống cho trẻ sinh non tại viện Sản Trung Ương dưới đây:
Máy theo dõi nồng độ oxy trong máu và nhịp tim được dùng theo dõi tình trạng hô hấp, cơn tím tái ngưng thở cho trẻ sinh non trong các viện nhi Trung Ương, Sản Trung Ương, Sản Hà Nội, Vinmec, Nhi Đồng I, Nhi Đồng II, Từ Dũ…và là máy tiêu chuẩn chuyên được sử dụng để theo dõi trẻ sinh non trên thế giới. Các mẹ đã từng phải chăm bé sinh non trong viện Nhi Trung Ương, sản Hà Nội chắc không xa lạ gì với thiết bị này vì được theo dõi máy trực tiếp cho con.


Máy Monitor Nellcor Covidien và máy Masimo

THUÊ VÀ MUA MÁY các bạn có thể liên hệ theo SĐT 0972 996 685
Có cả khu vực MIỀN BẮC & MIỀN NAM

Chỉ số nồng độ oxy trên máy biểu hiện tình trạng hô hấp của bé, khi có cơn ngưng thở, tím tái khiến chỉ số xuống thấp dưới chuẩn sẽ có tín hiệu báo động.
Ngoài ra các bé sinh non trong giai đoạn đầu thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe phải đi khám định kỳ hoặc nặng hơn là cấp cứu, khi đó bố mẹ có thể đem theo và theo dõi tình trạng hô hấp, cơn ngưng thở cho con trong quá trình di chuyển và chờ đợi vì máy có pin bên trong.
Một điều quan trọng nữa là theo dõi tình trạng oxy của bé qua máy sẽ giúp dự báo sớm nguy cơ viêm phế quản, phổi khi chỉ số nồng độ oxy liên tục xuống thấp và không ổn định. Nhờ máy này nhà mình đã phát hiện sớm bé có vấn đề về hô hấp để đưa đi khám và nhập viện vì con bị chớm viêm phổi.
Dưới đây là một số hình ảnh máy được sử dụng trong các viện Phụ Sản Hà Nội, Phụ sản Trung Ương, Vinmec...
Khoa ấp Kangaroo bệnh viện Phụ Sản Hà Nội


Cham soc tre sinh non
Chăm sóc trẻ sinh non tại viện Phụ Sản Trung Ương. Nguồn dantri.com.


tre sinh non
Phòng chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh viện Vinmec.
Chúc các bé và gia đình luôn mạnh khỏe!
Minh An  

25 tháng 4, 2017

CƠN NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON

CƠN NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

Cơn ngưng thở ở trẻ sinh non thiếu tháng luôn là nguy cơ hàng đầu liên quan đến tính mạng của trẻ, đồng thời cũng là nỗi lo lớn của các gia đình khi chăm con sinh non. Để giúp các gia đình hiểu thêm về vấn đề sức khỏe này của trẻ sinh non, mình đã biên tập bài viết chi tiết dưới đây nhằm đưa đến các thông tin hữu ích nhất, giúp bố mẹ có thêm kiến thức để tự tin hơn khi chăm sóc con sinh non.
Hội chứng ngưng thở ở trẻ sinh non thiếu tháng, tên tiếng Anh - Apnea of prematurity, viết tắt (AOP) là tình trạng trẻ sinh non xuất hiện cơn ngưng thở kéo dài từ 15 đến 20 giây trong khi ngủ.
Sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh phải thở liên tục để đáp ứng đủ oxy cho cơ thể. Ở trẻ sinh non, hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) với chức năng kiểm soát hô hấp vẫn chưa hoàn thiện. Đó là nguyên nhân gây ra những đợt thở dốc, nhanh, mạnh và theo sau đó là giai đoạn thở nông hoặc ngừng thở. Chứng ngưng thở ở trẻ sinh non thường sẽ giảm dần theo thời gian với hầu hết các trường hợp thì hội chứng này sẽ hết ở khoảng 44 tuần tuổi. Một khi trẻ đã đạt ở mốc tuổi này và chứng ngưng thở đã hết thì sẽ không bao giờ tái phát nữa.

CHỨNG NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON

Ở hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh dưới 35 tuần tuổi thường có những giai đoạn xuất hiện cơn ngừng thở hoặc giảm nhịp tim (Gọi là nhịp tim chậm, hay bradycardia) Những bất thường này có thể xuất hiện ngay sau sinh ra và kéo dài từ 2 đến 3 tháng với tần suất 1 đến 2 đợt/ngày hoặc có thể nhiều hơn. Trẻ càng nhẹ cân và thiếu tháng thì càng nhiều nguy cơ bị chứng ngưng thở, tím tái này.
Mặc dù mọi trẻ sơ sinh đều có những lúc ngưng thở ngắn và nhịp tim giảm, nhưng với trẻ sinh non khi có cơn ngưng thở thì nhịp tim giảm xuống dưới 80 nhịp mỗi phút, trẻ trở nên xanh hoặc thậm chí là tím tái và rơi vào tình trạng lơ mơ kèm hơi thở nặng. Tại thời điểm đó có 2 khả năng, hoặc trẻ có thể tự thở lại, hoặc cần được giúp đỡ từ bên ngoài.
Lưu ý là các bố mẹ không nên nhầm lẫn cơn ngưng thở với hiện tượng thở ngắt quãng, đây cũng là hiện tượng thường thấy ở trẻ sinh non. Thở ngắt quãng là việc ngưng thở chỉ vài giây và sau đó là một vài hơi thở nông và nhanh của trẻ. Thở ngắt quãng không kèm theo biến đổi sắc mặt, như tím xanh quanh miệng hoặc giảm nhịp tim và không gây ra nguy hiểm gì cho trẻ.
CƠN NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON

ĐIỀU TRỊ CHỨNG NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON THIẾU THÁNG

Hầu hết trẻ sơ sinh non tháng (đặc biệt là trẻ dưới 34 tuần tuổi) sẽ được chăm sóc y tế và theo dõi cơn ngưng thở tại phòng điều trị tích cực của bệnh viện (NICU). Ngay khi vừa sinh ra, rất nhiều trẻ sơ sinh non tháng cần phải được trợ thở vì phổi còn quá non yếu và không thể tự hô hấp. Và dưới đây là những phương pháp hỗ trợ thở cho trẻ sinh non:

1. Đặt nội khí quản (Ventilator)

Trẻ sẽ được đặt một ống thông vào khí quản và thiết bị sẽ thổi hơi thở vào phổi của trẻ qua ống này để giúp trẻ hô hấp. Các nhịp thổi này sẽ được đặt ở một áp suất nhất định. Thiết bị cũng được cài đặt để có được số lần thở nhất định trong một phút, trong khi đó nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của trẻ vẫn được theo dõi sát sao. Trẻ sinh non có thể được tiêm mũi trợ phổi giúp cho phổi hoàn thiện hơn và trẻ có thể bỏ thở máy trong vòng vài tuần, khi đó bé có thể tự thở bằng hệ hô hấp của mình.

2. Thở áp lực dương liên tục (CPAP)

Khi trẻ không phải đặt nội khí quản nữa thì thường sẽ chuyển sang thở CPAP – Thở áp lực dương liên tục qua mũi. Đây là một dạng máy hỗ trợ thở không xâm lấn, giúp trẻ tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở của trẻ. Thiết bị này thường bao gồm một ống lớn và kèm theo đó là các nhánh ống nhỏ có thể đặt vừa vào mũi của trẻ và kết nối với hệ thống cung cấp oxy.
Ở đây mình đề cập thêm cả về vấn đề suy hô hấp ở trẻ sinh non thiếu tháng. Khi trẻ bị suy hô hấp tức là phổi trẻ không đảm bảo được trao đổi khí như bình thường dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy và không thải được CO2. Điều này khiến trẻ phải gắng sức thở, nhịp thở của trẻ sẽ nhanh hơn và phải huy động nhiều cơ hô hấp phụ nên có thể thấy trẻ có dấu hiệu rút lõm lồng ngực khi thở. Khi trẻ gắng sức thở thì lượng khí lưu thông sẽ tăng lên để bù đắp lại sự thiếu hụt oxy. Tuy nhiên nếu trẻ gắng sức kéo dài sẽ gây mệt cơ hô hấp và có thể dẫn đến ngừng thở. 
Áp lực đường thở liên tục cao khi thở CPAP sẽ giữ cho các phế nang không bị xẹp. Khi những phế nang căng ra thì diện tích bên trong cũng rộng ra do vậy trao đổi khí trong phổi sẽ diễn ra nhiều hơn. Khi khả năng trao đổi khí trong phổi tốt lên thì trẻ cũng đỡ phải gắng sức thở do vậy sẽ đỡ bị kiệt sức và giảm khả năng suy hô hấp nặng lên gây ngừng thở. Ngoài ra hệ thống CPAP còn có thể điều chỉnh được nồng độ oxy trong không khí thở vào nên bác sĩ có thể tăng hoặc giảm lượng oxy cung cấp cho trẻ tùy thuộc vào mức độ suy hô hấp của trẻ

3. Thuốc men

Nhiều trẻ bị chứng ngưng thở được chỉ định dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch caffeine để kích thích thở. Giống như trong cà phê, một liều lượng caffein nhỏ sẽ giúp giữ cho trẻ tỉnh táo, hưng phấn và kích thích hô hấp. Hầu hết trẻ sẽ cai được caffeine trong giai đoạn ở phòng điều trị tích cực.

KIỂM SOÁT CƠN NGƯNG THỞ Ở TRẺ SINH NON

Trẻ sinh non sẽ được theo dõi liên tục hai chỉ số là nồng độ oxy trong máu và nhịp tim bằng một máy theo dõi (Monitor) Máy có chức năng báo động khi trẻ xuất hiện cơn ngưng thở tím tái và khi thiết bị này báo động, y tá sẽ ngay lập tức kiểm tra xem bé có dấu hiệu nguy hiểm nào không. Nếu trẻ không tự thở lại trong vòng 15 giây, y tá sẽ xoa lưng, cánh tay hoặc chân của em bé để kích thích thở trở lại. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ bắt đầu tự thở lại được bằng cách kích thích này. 
Tuy nhiên, nếu đã làm đủ các biện pháp trên mà trẻ vẫn không bắt đầu thở lại được và trở nên nhợt nhạt hoặc tím tái thì sẽ phải sử dụng túi oxy cầm tay hoặc mặt nạ oxy để xử lý tình huống. Y tá hoặc bác sĩ sẽ chụp một mặt nạ lên mặt trẻ và từ từ bơm một vài hơi vào phổi. Thông thường chỉ cần một vài nhịp là trẻ sẽ bắt đầu thở trở lại được.
AOP có thể xảy ra một hoặc nhiều lần trong ngày. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán rất cẩn thận để đảm bảo rằng cơn ngưng thở của trẻ không phải là do một nguyên nhân khác, ví dụ như nhiễm trùng.

THEO DÕI CƠN NGƯNG THỞ CHO TRẺ TẠI NHÀ BẰNG MONITOR

Mặc dù cơn ngưng thở tím tái ở trẻ sinh non đã giảm khi được xuất viện nhưng nhiều cháu vẫn tiếp tục xuất hiện các cơn ngưng thở khi đã về nhà .Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ ra viện nhưng phải có máy theo dõi cơn ngưng thở (monitor theo nõi nồng độ oxy trong máu và nhịp tim) cho trẻ khi về nhà.

Trước khi trẻ được ra viện, nhân viên phòng điều trị tích cực NICU sẽ kiểm tra kỹ lưỡng máy monitor
và hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, cũng như cách xử lý tình huống khi có báo động. Nếu con ngưng thở hoặc mặt chuyển xanh sao, tím tái, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ đã hướng dẫn trước đó (thường là búng vào lòng bàn chân cho bé hơi đau và khóc lên để kích thích thở lại) Nếu trẻ vẫn không thở lại được thì hãy làm thủ thuật hô hấp nhân tạo và đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Lưu ý đừng bao giờ day lắc cho bé tỉnh dậy.
Sẽ khá căng thẳng khi mới đón con về nhà và theo dõi cơn ngưng thở cho con. Nhưng bố mẹ sẽ quen dần với việc này và bớt lo lắng hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ và đảm bảo của của máy theo dõi nồng độ SpO2 và nhịp tim. Bố mẹ có thể nói chuyện với bác sỹ, y tá cũng như liên lạc với các bố mẹ có con sinh non thiếu tháng khác đã trải qua giai đoạn tương tự để trao đổi và giải tỏa tâm lý.

CHĂM SÓC TRẺ SINH NON VỚI CHỨNG NGƯNG THỞ

Chứng ngưng thở ở trẻ sinh non thiếu tháng thường kéo dài đến khi trẻ được 44 tuần tuổi (tính từ thời điểm thụ thai cho đến khi sinh + với thời gian sau khi sinh ra) Trong một số trường hợp hiếm thấy thì chứng ngưng thở có thể còn dai dẳng thêm vài tuần nữa.
Mặc dù hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) có nguy cơ cao hơn đối với trẻ sinh non thiếu tháng nhưng người ta vẫn chưa chứng minh được mối liên hệ nào giữa AOP và SIDS. 
Ngoài chứng ngưng thở thì còn nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non có thể làm hạn chế và làm gián đoạn thời gian bố mẹ được ở bên con. Tuy nhiên, các bố mẹ có thể tranh thủ ngay thời gian khi con còn đang nằm ở phòng NICU. Bạn nên hỏi ý kiến các nhân viên, y tá xem cách tiếp xúc nào với con là tốt và an toàn nhất như ôm ấp, vuốt ve, cho bú hay chỉ đơn giản là nói chuyện nhẹ nhàng cùng bé.

Chứng ngưng thở tím tái là hiện tượng khó tránh khỏi đối với trẻ sinh non, nếu cơn ngưng thở kéo dài có thể gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, ảnh hưởng đến não hoặc thậm chí là tử vong. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần theo dõi bé chặt chẽ để có biện pháp xử lý kịp thời khi cơn ngưng thở xảy ra.
Dịch và biên tập: Minh An
Nguồn: Kidshealth.org

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188