16 tháng 3, 2016

KIỂM TRA THÍNH GIÁC CHO TRẺ SINH NON THIẾU THÁNG

KIỂM TRA THÍNH GIÁC CHO TRẺ SINH NON THIẾU THÁNG

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON 53.000 THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188

Trẻ bị giảm thính lực không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ bị câm, điếc, chậm phát triển tinh thần và gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống...
Nhìn bề ngoài trẻ sơ sinh sẽ không thể nào biết được trẻ có bị giảm thính lực hay không, vì vậy cần kiểm tra thính lực cho tất cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non thiếu tháng, nhẹ cân thì nguy cơ càng cao.

Tại sao trẻ sơ sinh cần được sàng lọc thính lực?

- Là bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 3-4 trẻ bị giảm thính lực bẩm sinh, tỉ lệ này với các bé sinh non còn cao hơn 4-5 lần.
- Trẻ bị giảm thính lực nếu phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển như trẻ bình thường.

Nên kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh khi nào?

- Sàng lọc thính lực ở tất cả trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, khi trẻ đang nằm viện hoặc chậm nhất là 3 tháng sau khi sinh.
- Đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao như:
+ Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân
+ Trẻ bị bệnh nặng ngay sau sinh
+ Trẻ bị dị dạng đầu, tai, mặt
+ Trẻ bị viêm màng não hoặc viêm não
+ Trẻ bị vàng da nặng phải truyền máu
+ Mẹ bị nhiễm một số siêu vi khuẩn trong thời kỳ mang thai (như Rubella, cúm, sởi...)
+ Trong gia đình có người bị giảm thính lực

Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh được thực hiện như thế nào?

- Kiểm tra rất đơn giản, không đau, mất khoảng 5-7 phút nếu trẻ ngủ hoặc nằm yên
- Nhận ngay kết quả và được tư vấn
- Sàng lọc thính lực bằng 2 phương pháp:
+ Đo điện thính giác thân não tự động
+ Đo âm ốc tai kích thích
Hiện sàng lọc thính lực là lựa chọn tự nguyện của gia đình và mất chi phí nhưng các gia đình có con sinh non thiếu tháng, nhẹ cân tuyệt đối nên thực hiện.

Giá tham khảo thực hiện sàng lọc thính lực tại bệnh viện Sản Trung Ương:

* Đo điện thính giác thân não tự động (áp dụng cho nhóm trẻ có nguy cơ cao): VND400.000
* Đo âm ốc tai kích thích (áp dụng cho nhóm trẻ còn lại): VND100.000
Trong quá trình con bạn lớn lên, hãy kiểm soát tiếng nói, ngôn ngữ của con:
Vào  khoảng 2 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 
Giật mình vì âm thanh lớn.
- Yên lặng đối với những tiếng nói quen thuộc.
- Nói những âm thanh nguyên âm như “ô”,  “a”
Vào khoảng 4 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 
Tìm âm thanh bằng mắt.
- Bắt đầu nói bập bẹ.
- Kêu réo, thút thít và tặc lưỡi ở nhiều âm độ khác nhau.
Vào khoảng 6 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 
Quay đầu về phía âm thanh.
- Cố bắt chước thay đổi âm độ tiếng nói.
- Nói bập bẹ (ba-ba, ma-ma, ga-ga)
Vào khoảng 9 tháng tuổi, phần nhiều các bé… 
Bắt chước âm thanh tiếng nói của người khác.
- Hiểu được tiếng nói “không” hoặc “bye-bye”
- Sẽ quay tìm được nguồn âm thanh ở ngang hay dưới tầm mắt.   
Vào khoảng 12 tháng tuổi, phần nhiều các bé…
Nói được hai hoặc ba chữ.
- Cho đồ chơi khi được hỏi xin.
- Đáp ứng với tiếng hát hoặc âm nhạc

Nguồn: 
- Trung Tâm Chăm Sóc Và Điều Trị Sơ Sinh (Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương)
-  Khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ
Minh An (Tổng hợp)

💟CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA GROUP FACEBOOK CHĂM SÓC TRẺ SINH NON LỚN NHẤT VIỆT NAM ĐỂ CÙNG CHIA SẺ, HỌC HỎI KINH NGHIỆM NHÉ 💟

👉https://www.facebook.com/groups/1334294659943188



BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Kiem tra thinh giac cho tre sinh non thieu thang